Tháng năm sân trường đầy nắng/ Nhuộm vàng tiếng ve râm ran/ Tháng năm từng chùm hoa phượng/ Bất ngờ đỏ rực mênh mang… Mùa hè đã đến, vậy là chúng em sắp phải nói lời tạm biệt mái trường rồi…. Chi tiết
Bạn đọc -
Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Văn tuổi thơ -
Trong số những đối tượng mà người viết hướng đến, viết cho bạn đọc tuổi thơ là khó nhất. Khó bởi vì, nếu không có một cách viết, cách nói thế nào đó để các em thấy gần gũi, thân tình thì dù có sắc sảo bằng mấy, các em cũng sẽ quay đi. Lúc ấy, mọi cái viết của người lớn chỉ để cho người lớn đọc (và chắc gì đã được đọc!). Nhưng viết cho bạn đọc tuổi thơ, cũng được xem là hạnh phúc nhất. Bởi vì, tuổi thơ sẽ mang dài lâu nhất những cái mà chúng đọc được và yêu thích. Chúng mang theo suốt cả cuộc đời. Nếu những cái viết hay, có thể làm thay đổi các đường đời của chúng… Bao nhiêu năm nay Tạp chí Văn học và tuổi trẻ đã miệt mài mang những cái viết hay đến cho bạn đọc trẻ tuổi trên cả nước. Trong thế giới tinh thần của nhiều thế hệ, chắc chắn có những “hạt giống tâm hồn” của quý báo được nảy nở và tươi tốt. Chi tiết
Nhà nghiên cứu phê bình Văn Giá -
Văn học nhà trường, do tính quy chuẩn và đóng hộp của nó, tri thức mới thường chỉ được bổ sung theo chu kì tu sửa chương trình và sách giáo khoa. Nó luôn tiềm ẩn một nguy cơ: lạc hậu so với tri thức văn học ngoài đời sống. Mà người dạy người học, dù ở thời nào, vẫn luôn thèm khát tri thức tươi mới. Thêm nữa, ngoài bục giảng và lớp học, người dạy người học khắp nơi vẫn thầm ao ước có một diễn đàn văn chương, một sân chơi rộng rãi hơn để được bộc lộ mình và chia sẻ với nhau. Nhu cầu ấy, thực ra, không phải bị bỏ bễ. Các chuyên mục “Văn chương với nhà trường” trên đôi tờ báo có thể xem là sự “chiếu cố”. Nhưng, do nhỏ giọt, thưa thớt, nên chúng chỉ là sương sa đất hạn thôi. Văn học và Tuổi trẻ là cơn mưa mong chờ của những cánh đồng hạn ấy. Chi tiết
TS. Chu Văn Sơn -
Hiện nay, sách báo dành cho các em không thiếu, nhưng chúng ta cũng biết, đôi khi, để “câu khách” đã có những cuốn truyện tranh, những bài báo bị nhắc nhở hoặc bị thu hồi vì nội dung không lành mạnh. Tôi nhớ, khi còn nhỏ, ra hiệu sách gần nhà, tôi đã được đọc tạp chí Tuổi hồng và những cuốn sách đã làm tôi say mê như Không gia đình, Chuyện phiêu lưu của Hấc Phin, Đảo giấu vàng, Dế Mèn phiêu lưu kí, Bỉ vỏ, Những ngày thơ ấu… Và tất cả đã cho tôi niềm say mê văn học, mơ ước được đi khắp thế gian, ý chí sống nghị lực mà trong sáng như chú bé Rêmi, như chú Dế Mèn, bé Hấc Phin... Bởi vậy, từ lâu, được Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ gửi tặng, tôi lần nào cũng đọc hết và sau đó gửi cho các cháu ở vùng xa mà tôi quen. Tôi tin là với nội dung nghiêm túc và hấp dẫn, Tạp chí sẽ đem đến cho các em tình yêu quê hương đất nước, yêu văn học như tôi ngày nhỏ. Chi tiết
Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn -
Tuổi hai mươi là tuổi đẹp nhất trong một đời người. Ở cái tuổi ấy, cơ thể mới phát triển đầy đủ. Tài năng và trí tuệ cũng đã bước đầu có sự từng trải. Đó là một vẻ đẹp viên mãn. Nhiều bạn bè thuở ấu thơ của tôi, ngay cả các chàng, các nàng, hoặc đen nhẻm, đen nhèm, hoặc gày đét, lòng khòng, mặt mũi nhơm nhếch, người khô như que củi, đốt cũng chẳng cháy. Thế mà đến cái tuổi đó cũng bừng lên rực rỡ. Đó là thời kì rực rỡ nhất của tuổi xuân mình. Văn học và Tuổi trẻ cũng đang ở cái tuổi hai mươi đấy. Chi tiết
Nhà thơ Trần Đăng KHoa -
Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ là một kênh thông tin và bồi dưỡng văn học bổ ích, thông minh và hóm hỉnh của tuổi trẻ học đường. Vừa bám sát nội dung chương trình giảng dạy các cấp, Tạp chí vừa mở ra những trường nhận thức và cảm nhận văn học mới, động chạm tới những vấn đề lớn, nghiêm túc của văn chương… Chi tiết
Nhà văn Ma Văn Kháng -